Đất đai được xem là tài sản có giá trị lớn chính vì thế chúng luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm và trở nên nhạy cảm trong đời sống pháp luật khi có tranh chấp. Vậy tranh chấp đất đai là gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai 2022 diễn ra như thế nào? Cùng NovaLand khám phá ngay nhé!
Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là gì? Đây được xem là hình thức tranh chấp về quyền và nghĩa vị của người có thể sử dụng đất giữa các mối quan hệ đất đai. Quan hệ đất đai là mối quan hệ khá nhạy cảm bởi vì đất có giá trị rất lớn đối với người sở hữu. Việc tranh chấp đất đai cũng có thể lang sang các trường hợp tranh chấp khác liên quan đến hình sự, chính trị,…
Chính vì vậy, pháp luật đã đưa ra những quy định rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm giữa các bên trong từng trường hợp. Cụ thể tại Luật Đất đai vào năm 2013 và một số văn bản có liên quan.
Trường hợp tranh chấp đất đai nếu không được giải quyết triệt để và hợp lý sẽ dễ gây ảnh hưởng đến các thành phần xã hội khác và để lại hậu quả hết sức khó lường.
=>> Xem thêm: MARINA CITY
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai 2022
Hiện nay có hai trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến nhất chính là tranh chấp đất đai khi có sổ đỏ và không có sổ đỏ, cụ thể như sau:
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ
Khi các một trong các bên sở hữu giấy chứng nhận hoặc có một trong những giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai thì Tòa án nhân dân nơi có trường hợp tranh chấp sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện theo mẫu
- Biên bản hòa giải được chứng nhận tại ủy ban nhân dân xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
- Giấy tờ khởi kiện bao gồm sổ hộ khẩu, CMND/CCCD
- Tờ chứng minh quyền sử dụng nhất như giấy chứng nhận quyền sử dụng sử dụng đất hoặc một trong những giấy tờ theo quy định điều 100.
- Một số giấy tờ chứng minh khác như những tài liệu có liên quan, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đó.
Bước 2. Nộp đơn khởi kiện
- Địa điểm nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang trong trường hợp tranh chấp
- Hình thức nộp: Nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi trực tuyến.
Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết
- Nếu hồ sơ chưa đủ các giấy tờ Tòa án sẽ yêu cầu bổ sung.
- Nếu hồ sơ đã đầy đủ: Tòa thông báo nộp tạm ứng các chi phí, người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo và mang biên lai nộp cho tòa. Sau đó Tòa sẽ thụ lý.
Bước 4. Tiến hành chuẩn bị xét xử và xét xử
Sau khi tiếp nhận đầy đủ các giấy tờ, Tòa sẽ tiến hành chuẩn bị xét xử và xét xử giữa các đôi bên.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không có Sổ đỏ
Trường hợp tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ thường xảy ra hai trường hợp, cụ thể như:
Trường hợp 1: Việc tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau sẽ được Chủ tịch Ủy ban cấp huyện xử lý.
Trường hợp 2: Xảy ra tranh chấp một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người định cư tại nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Chủ tịch Ủy ban cấp Tỉnh xử lý.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai 2022 tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai 2022 không có sổ đỏ tại Ủy ban nhân dân cấp Huyện bao gồm:
Mỗi cá nhân, hộ gia đình cần chuẩn bị một hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
- Tờ hòa giải tại Ủy ban cấp xã
- Hồ sơ địa hình qua các thời kỳ có liên quan đến diện tích đất tranh chấp để làm bằng chứng, chứng minh quá trình giải quyết tranh chấp.
- Báo cáo đề xuất và những quyết định tranh chấp hoặc dự thảo quyết định hòa giải.
Dưới đây là 4 bước thực hiện khi nộp đơn tranh chấp đất đai tại Ủy ban cấp huyện, cụ thể như:
- Bước 1. Nộp hồ sơ
- Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
- Bước 3: Giải quyết yêu cầu
- Bước 4. Chủ tịch Ủy ban cấp huyện ban hành kết quả giải quyết
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai 2022 tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Tổ chức, hộ gia đình hay cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
- Giấy tờ hòa giải tại Ủy ban cấp xả, biên bản làm việc với bên tranh cấp và những đối tượng có liên quan,…
- Hồ sơ địa hình chính quá các thời điểm có liên quan đến diện tích đất tranh chấp. Từ đó làm cơ sở để chứng minh trong quá trình tranh chấp.
- Báo cáo những đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải.
Các bước thực hiện khi nộp đơn tranh chấp đất đai tại Ủy ban cấp tỉnh, cụ thể như:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Bước 3: Thủ tục giải quyết
- Bước 4. Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh ban hành kết quả giải quyết.
=>> Xem thêm: Cao tốc Long Thành Phan Thiết và 2 đòn bẩy phát triển bất động sản
Chắc hẳn qua nội dung bài viết trên bạn đã nẵm rõ hơn về tranh chấp đất đai là gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai 2022. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay với NovaLand để được giải đáp nhé!
Bài viết cùng chủ đề:
-
Chi tiết những giấy tờ, thủ tục pháp lý dự án Libera Nha Trang
-
Quy mô Libera Nha Trang và những tiềm năng phát triển dự án
-
Cập nhật mới nhất giá bán Libera Nha Trang tháng 5/2024
-
Cập nhật chính sách bán hàng Libera Nha Trang tháng 5/2024
-
Giải mã sức hút dự án căn hộ Libera Nha Trang – flexhome
-
Chung cư Homyland 3 có sổ hồng chưa ? Pháp lý dự án có gì ?
-
BST mẫu thiết kế nội thất chung cư 56m2 đẹp nhất 2023
-
Những mẫu thiết kế nội thất căn hộ 45m2 đẹp nhất 2023
-
Gợi ý những ý tưởng thiết kế nội thất căn hộ 40m2 thêm độc đáo
-
Tổng hợp các mẫu thiết kế nội thất phòng khách 30m2 đẹp nhất 2023
-
BST mẫu thiết kế nội thất căn hộ chung cư 68m2 mới nhất 2023
-
Đầu tư lướt sóng là gì ? Những lưu ý khi đầu tư lướt sóng bất động sản